Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là do lớp da ống hậu môn dưới nếp nhăn bị nứt ra. Đây là căn bệnh về hậu môn - trực tràng, khiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, đời sống. Dạng tổn thương có thể bắt gặp ở các đối tượng khác nhau, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh và phòng tránh nứt kẽ hậu môn thế nào?





Bệnh nứt kẽ vùng hậu môn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

1. Táo bón

  • Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây nứt kẽ hậu môn. Các tài liệu liên quan cho thấy nguyên nhân nứt kẽ hậu môn do táo bón gây ra chiếm 15-25% là do tâm lý người bệnh sợ đại tiện, lâu dần gây táo bón và hình thành nứt kẽ. Ngoài ra, sau khi sinh con cũng có thể bị nứt kẽ, chiếm khoảng 4-10%.

2. Vết thương ngoài

  • Phân khô rắn, to cứng hoặc có dị vật dễ gây nên những tổn thương cho lớp da ống hậu môn, đó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nứt kẽ hậu môn.

3. Nhiễm khuẩn

  • Chủ yếu là nhiễm khuẩn bộ phận phía sau hậu môn, chứng viêm lan sang phía dưới da ống hậu môn, làm cho áp xe dưới da vỡ ra và dẫn đến nứt kẽ.

4. Co thắt cơ vòng

  • Do tổn thương ống hậu môn hoặc kích thích của chứng viêm làm cho cơ vòng hậu môn ở trong trạng thái co thắt khiến ống hậu môn căng ra dễ gây tổn thương và nứt kẽ.


Phòng chống nứt kẻ hậu môn như thế nào?





Dựa vào các nguyên nhân trên các bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong có các phương pháp phòng tránh như sau:

  • Cơ thể chúng ta cẩn bổ sung lượng chất xơ vừa đủ vào khẩu phần ăn bằng cách ăn thêm rau, củ, quả, trái cây… Mỗi ngày cần bổ sung 20 đến 35 gram chất xơ. Có thể bổ sung các thuốc nhuận tràng làm mềm phân giúp dễ đi đại tiện dễ  hơn.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể để phòng chống táo bón. Mỗi ngày nên uống tối thiểu  1,5 đến 2 lít nước. Nếu nước tiểu trong hoặc hơi vàng nhẹ là dấu hiệu cho thấy bạn đã uống đủ nước.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao. Nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện hoặc đi bộ sẽ giúp tăng nhu động ruột, giúp máu huyết lưu thông đầy đủ và mau lành vết nứt hậu môn.
  • Vệ sinh và chăm sóc vùng hậu môn thường xuyên. Có thể rửa hoặc ngâm hậu môn với nước ấm trong 15 đến 30 phút, mỗi ngày từ 2-3 lần, nhất là sau khi đi tiêu, sẽ giúp giảm đau và ngứa.
  • Hạn chế rặn mạnh khi đại tiện vì sẽ tăng áp lực, làm rách lại vết nứt cũ đang lành hoặc gây ra vết nứt mới
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM