Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Bệnh áp xe hậu môn là gì?

Trong các bệnh lý về hậu môn trực tràng, 2 bệnh được cho là luôn đi đôi với nhau đó là áp xe hậu môn và rò hậu môn. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về căn bệnh áp xe hậu môn qua bài viết sau.

Bệnh áp xe hậu môn là gì?

  • Áp xe hậu môn là hệ quả của một dạng nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở bên trong các tuyến nhỏ ở khu vực hậu môn trực tràng. Xuất hiện các khối mụn mủ, đến thời gian nhất định sẽ vỡ ra gây chảy mủ, ngứa ngáy, đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh rất phổ biến và khá nguy hiểm, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu không sớm thăm khám và điều trị sẽ hình thành các đường rò quanh hậu môn gọi là bệnh rò hậu môn.


  • Áp xe hậu môn phân làm 5 loại: apxe hố ngồi trực tràng, apxe niêm mạc, apxe chậu hông trực tràng, apxe giữa các cơ, apxe dưới da.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Rò hậu môn có nguy hiểm không?


Được đánh giá là căn bệnh về hậu môn trực tràng đứng thứ 2 sau bệnh trĩ, bệnh rò hậu môn cũng mang lại nhiều phiền phức ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên mọi người vẫn chưa biết nhiều về nhiều về độ nguy hiểm của bệnh.


Rò hậu môn có nguy hiểm không?

Các chuyên gia phòng khám đa khoa Hồng Phong cho biết rò hậu môn là bệnh rất thường gặp ở nhiều đối tượng. Bệnh được hình thành do tình trạng nhiễm trùng tụ mủ, sưng cứng ở các tuyến vùng hậu môn rồi lâu ngày vỡ ra hoặc do không sớm điều trị, điều trị không triệt để bệnh apxe hậu môn hình thành nên các lỗ rò, đường rò. Bệnh rò hậu môn có thể sẽ gây ra những tác hại vô cùng nguy hiểm:

Bài liên quan: Tìm hiểu bệnh rò hậu môn chảy mủ

  • Rò hậu môn khiến người bệnh thường xuyên bị táo bón, càng làm cho những vùng da ở hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng hơn và người bệnh cũng cảm thấy đau đớn hơn. Đau đớn tăng lên khi người bệnh ở tư thế ngồi. Vùng da ở xung quanh hậu môn tấy đỏ, sưng và đau, chảy máu trực tràng khiến bệnh nhân đứng ngồi không yên. Chính vì thế, rò hậu môn khiến người bệnh luôn cảm thấy đau và ngứa, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
  • Các lỗ rò không được chữa trị sẽ lây lan viêm nhiễm sang những vùng lân cận và hình thành nên những lỗ rò mới gọi là rò hậu môn đa phát. Khi đó khiến cho bệnh càng có tính chất phức tạp hơn, khó điều trị hơn và dĩ nhiên sẽ mang đến rất nhiều đau đớn, khó chịu hơn.



  • Một khi tiến triển đến giai đoạn nặng bệnh rò hậu môn sẽ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn – trực tràng – một căn bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Đồng thời, các lỗ rò sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ gây ra những lỗ rò ở những xung quanh như: lỗ rò tại trực tràng niệu đạo, âm đạo, bàng quang,… 

Nhằm tránh các tác hại, biến chứng có thể xảy ra đối với bệnh nhân rò hậu môn nên sớm khám và điều trị bệnh khi vừa mới hình thành. Tốt nhất nên điều trị tại các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để có kết quả tốt nhất.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Một số cách cầm máu khi bị trĩ đi cầu ra máu

Tình trạng người bệnh trĩ đi cầu ra máu đã gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt làm việc của người bệnh. Vậy làm thế nào để ngừng chảy máu khi bị bệnh trĩ, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là do lớp da ống hậu môn dưới nếp nhăn bị nứt ra. Đây là căn bệnh về hậu môn - trực tràng, khiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, đời sống. Dạng tổn thương có thể bắt gặp ở các đối tượng khác nhau, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh và phòng tránh nứt kẽ hậu môn thế nào?





Bệnh nứt kẽ vùng hậu môn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

1. Táo bón

  • Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây nứt kẽ hậu môn. Các tài liệu liên quan cho thấy nguyên nhân nứt kẽ hậu môn do táo bón gây ra chiếm 15-25% là do tâm lý người bệnh sợ đại tiện, lâu dần gây táo bón và hình thành nứt kẽ. Ngoài ra, sau khi sinh con cũng có thể bị nứt kẽ, chiếm khoảng 4-10%.

2. Vết thương ngoài

  • Phân khô rắn, to cứng hoặc có dị vật dễ gây nên những tổn thương cho lớp da ống hậu môn, đó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nứt kẽ hậu môn.

3. Nhiễm khuẩn

  • Chủ yếu là nhiễm khuẩn bộ phận phía sau hậu môn, chứng viêm lan sang phía dưới da ống hậu môn, làm cho áp xe dưới da vỡ ra và dẫn đến nứt kẽ.

4. Co thắt cơ vòng

  • Do tổn thương ống hậu môn hoặc kích thích của chứng viêm làm cho cơ vòng hậu môn ở trong trạng thái co thắt khiến ống hậu môn căng ra dễ gây tổn thương và nứt kẽ.


Phòng chống nứt kẻ hậu môn như thế nào?





Dựa vào các nguyên nhân trên các bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong có các phương pháp phòng tránh như sau:

  • Cơ thể chúng ta cẩn bổ sung lượng chất xơ vừa đủ vào khẩu phần ăn bằng cách ăn thêm rau, củ, quả, trái cây… Mỗi ngày cần bổ sung 20 đến 35 gram chất xơ. Có thể bổ sung các thuốc nhuận tràng làm mềm phân giúp dễ đi đại tiện dễ  hơn.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể để phòng chống táo bón. Mỗi ngày nên uống tối thiểu  1,5 đến 2 lít nước. Nếu nước tiểu trong hoặc hơi vàng nhẹ là dấu hiệu cho thấy bạn đã uống đủ nước.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao. Nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện hoặc đi bộ sẽ giúp tăng nhu động ruột, giúp máu huyết lưu thông đầy đủ và mau lành vết nứt hậu môn.
  • Vệ sinh và chăm sóc vùng hậu môn thường xuyên. Có thể rửa hoặc ngâm hậu môn với nước ấm trong 15 đến 30 phút, mỗi ngày từ 2-3 lần, nhất là sau khi đi tiêu, sẽ giúp giảm đau và ngứa.
  • Hạn chế rặn mạnh khi đại tiện vì sẽ tăng áp lực, làm rách lại vết nứt cũ đang lành hoặc gây ra vết nứt mới
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong


Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Tìm hiểu bệnh rò hậu môn chảy mủ.

Đứng thứ 2 sau bệnh trĩ trong các bệnh về hậu môn trực tràng là bệnh rò hậu môn hay gọi là bệnh mạch lươn. Bệnh rò hậu môn cũng không gây nguy hiểm đến mạng sống người bệnh nhưng phiền toái của bệnh cũng giống bệnh trĩ đều đem lại sự đau đớn khó chịu cho bệnh nhân trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Sau đây chúng ta cùng nhau nghiên cứu căn bệnh này thế nào?



Đầu tiên là nguyên nhân gây ra bệnh rò hậu môn:

  • Bệnh rò hậu môn do các khối áp xe hậu môn không được chữa trị dứt điểm dẫn lưu không hết mủ, khiến xung quanh hậu môn xuất hiện các lỗ chảy dịch mủ kéo dài gọi là đường rò, có thể kéo dài bên dưới và ăn thông vào ruột già. Nếu để lâu ngày đường rò có thể trở nên phức tạp. Có thể coi đây là giai đoạn màn tính, giai đoạn 2, của áp xe hậu môn.
  • Do các vi trùng E.Coli, tụ cầu trùng, lao, liên cầu trùng,.. hoặc các bệnh: ung thư bạch huyết, ung thư hậu môn trực tràng, sau khi xạ trị vùng chậu,…gây ra.

Thứ 2 là biểu hiện và triệu trứng của bệnh rò hậu môn:

  • Xuất hiện vài mụn mủ ở hậu môn làm bệnh nhân thấy bình thường chủ quan không đi khám từ đó sẽ phát sinh trầm trọng hơn.
  • Rò hậu môn chảy mủ có màu vàng nhạt và có mùi hôi, có thể phát hiện thấy có dịch vàng bám trên quần lót.
  • Lỗ rò thường xuyên tái phát lúc khô ráo sau vài ngày sẽ lở loét chảy dịch, gây đau đớn khó chịu cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể xì hơi qua các lỗ này.
  • Nguy hiểm hơn, với một số trường hợp, rò hậu môn có khả năng bị biến chứng vào các cơ quan quan trọng như bàng quang, gây nhiễm trùng niệu, sang trực tràng sẽ gây viêm trực tràng.
  • Các loại rò hậu môn:
    • Rò hậu môn hoàn toàn: có lỗ rò trong và ngoài thông nhau.
    • Rò hậu môn không hoàn toàn: chỉ có một vết lỗ.
    • Rò phức tạp (rò móng ngựa): đường rò ngoằn nghèo, nhiều lỗ thông ra ngoài ra
    • Rò đơn giản
    • Rò trong cơ thắt: lỗ rò nông
    • Rò qua cơ thắt.
    • Rò ngoài cơ thắt.


Cuối cùng là phương pháp điều trị bệnh rò hậu môn:

  • Điều trị rò hậu môn cần thực hiện phẫu thuật mổ rò hậu môn. Tiến hành cắt hoặc xẻ để mở đường rò bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vết thương lành từ trong ra ngoài, tránh tạo các túi mủ ở bên trong. Sau khi phẫu thuật, sau khoảng 1 tuần các vết thương sẽ khôi phục.
  • Ngoài ra hiện nay có phương pháp điều trị bệnh rò hậu môn mới là phương pháp HCPT. Đây là phương pháp điều trị bằng sóng cao tần, nhiệt độ sinh ra do hiện tượng trao đổi các ion mang điện ngay trong tế bào để làm đông và thắt nút mạch máu. Do đó kĩ thuật này không làm bỏng vùng lân cận, ít chảy máu, không gây đau, không phải nằm viện và phục hồi nhanh. Hiện kỹ thuật này đang được phòng khám đa khoa Hồng Phong áp dụng trong việc điều trị các bệnh về hậu môn trực tràng.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM
Nguồn: http://benhrohaumonchaymu.blogspot.com/

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Chi phí điều trị bệnh áp xe hậu môn.



Bệnh áp xe hậu môn nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn dến bệnh rò hậu môn khiến bệnh nhân đau đớn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân không điều trị bệnh áp xe hậu môn ngay từ đầu là do bệnh nhân còn vướng mắc trong vấn đề chi phí không biết điều trị áp xe hậu môn là bao nhiêu tiền?